giá thể trồng lan

Hé lộ một số giá thể trồng lan bạn nên biết

Để có một chậu lan khỏe và đẹp, ngoài việc chọn giống ra thì giá thể cũng là yếu tố cần phải để ý tới. Vậy hiện nay có những giá thể nào được sử dụng để trồng lan. Cùng Namix tìm hiểu để chọn cho mình những giá thể trồng lan phù hợp nhé.

giá thể trồng lan

1. Vỏ dừa trồng lan

Đặc điểm của vỏ dừa trồng lan

Vỏ dừa từ lâu đã được biết đến là nguồn nguyên liệu giá thể phổ biến. Đối vơi giá thể trồng lan, thường sử dụng vỏ dừa cắt miếng nhỏ .

Loại giá thể này có ưu điểm là giá thành rẻ cùng có khả năng giữ ẩm tốt, nên thích hợp trồng các loại lan đa thân như: Dendro, Vũ nữ,… Tuy nhiên, khi sử dụng lâu năm xơ dừa sẽ bị mục vụn ra, khả năng thoát nước sẽ giảm dần, dễ mọc rêu gây bí. Thế nên cần phải chú ý tưới nước ở mức vừa đủ để cây không bị úng.

vỏ dừa trồng lan

Cách xử lý vỏ xơ dừa trồng lan

Trước khi sử dụng, Bạn cần ngâm vỏ xơ dừa trong nước ít nhất 3 ngày, sau đó ngâm với nước vôi ít nhất là 10%(100gram vôi/ 1 lít nước) trong 3 ngày. Sau đó xả nước vôi đi và ngâm với nước trong vòng 7 – 8 ngày (Lưu ý: Mỗi ngày thay nước ít nhất 1 lần).

Xem thêm: https://namix.vn/gia-the-trong-lan-va-cach-phoi-tron-gia-the-cho-mot-so-giong-lan/

2. Vỏ thông trồng lan

Đặc điểm

Vỏ thông trồng lan là loại giá thể được nhiều người ưa chuộng vì có khả năng giữ nước và độ ẩm tốt và khá thích hợp cho nhiều loại lan như hồ điệp, phi điệp, lan kiếm… Ngoài làm giá thể trồng lan, vỏ thông còn có thể làm lớp phủ nông nghiệp hữu cơ đem lại hiểu quả cao.

Loại giá thể này có thể giữ lại được những thành phần muối khoáng có trong nước và phân bón, giữ trữ lại rồi cho rễ cây hấp thụ dần. Tuy nhiên lượng muối khoáng mà vỏ thông hấp thụ được chỉ chiếm được chừng 2/3 số Nitrogene trong phân bón và dễ bị mục nát trong khoảng 2-3 năm.

vỏ thông trồng lan

Cách xử lý vỏ thông trồng lan

  • Bước 1: Vỏ thông khi mua về rất khô phía bên trong, nên cần ngâm no nước để vỏ thông khi trồng sẽ không bị nấm mốc và lên nấm trắng. Ngâm khoảng 3-4 ngày, cho đến khi vỏ thông chìm và hút no nước vô bên trong.
  • Bước 2: Sau 3-4 ngày, bạn ngâm vỏ thông vào nước vôi ít nhất 1 giờ đến 1 ngày để diệt sạch nấm mốc và vi khuẩn gây bệnh.
  • Bước 3: Rửa sạch vỏ thông bằng nước lã, sau đó ngâm tiếp trong nước ít nhất 1 ngày để xả sạch vôi bên trong.

3. Dớn trồng lan

Đặc điểm

Dớn là một loại rêu ôn đới, được phơi khô rồi ép lại để làm giá thể trồng lan. Với khả năng hút ẩm tốt mà lại không đóng rêu, nên dớn được ưa dùng làm giá thể trồng và ghép lan. Tuy nhiên, độ thoáng khí bên trong dớn thấp nên cần có chế độ chăm sóc phù hợp hoặc có thể trộn với vỏ thông hay đính lên gỗ trồng lan.

Có 4 loại dớn thông dụng trên thị trường

  • Dớn sợi, dớn cắt khúc: là dớn dạng sợi đã già và hóa mộc.
  • Dớn vụn: là những phần non của dớn, loại này giữ ẩm rất tốt nên chỉ thích hợp trồng lan ở vùng có khi hậu lạnh, còn nơi có khi hậu nóng thì không nên.
  • Dớn bảng, dớn đĩa, dớn trụ: Đây là những phần được lấy từ những cây già, sau đó cắt thành những khoanh, bảng, trụ có kích thước đa dạng và rất thích hợp để ghép lan.
  • Dớn trắng (Dớn chi lê): Loại dơn này đa phần là nhập khẩu để để kết hợp chung với các loại giá thể khác như than củi, vỏ thông…
Vỏ dớn trồng lan

Cách xử lý dớn trước khi trồng

  • Bước 1: Phơi khô dớn sau đó ngâm nước từ 2-3 ngày và thay nước liên tục trong quá trình ngâm.
  • Bước 2: sau 2-3 ngày ngâm nước tiếp tục ngâm lại với nước vôi ít ngất 3 ngày để khử trùng và khử độc.
  • Bước 3: phơi khô cho ráo nước rồi rồi phun hoặc ngâm với thuốc phòng nấm như Ridomil gold, cóc 85 để chống nấm bệnh trước khi ghép.

4. Than củi trồng lan

Đặc điểm

Than là loài giá thể được nhiều người trồng lan ưa chuộng, vì nó thoát nước tốt và rẻ. Trong than gần như không có mầm bệnh mà còn có khả năng khử khuẩn. Than sẽ hấp thụ dinh dưỡng qua quá trình bón phân và cung cấp dần cho cây qua sức hút rất mạnh của rễ lan.

Vì thoát nước rất tốt nên than phù hợp dùng để trồng những loại lan ít ưa ẩm và cần chọn giống không phù hợp rất dễ làm lan bị khô.

than củi trồng lan

Cách xử lý than trước khi trồng lan:

  • Than cần được ngâm ít nhất 3 ngày hoặc ngâm cho đến khi than ngấm no nước và chìm xuồng. Trong quá trình ngâm phải thay nước khi ngâm để than giảm lượng axit.
  • Sau đó ngâm than trong nước vôi loãng ít nhất 1 ngày rồi ngâm xả lại với nước khoảng 1 ngày trước khi trồng.

5. Rêu rừng trồng lan

Rêu rừng có khả năng hút nước và giữ ẩm tốt, thường được sử dụng kết hợp với nhiều loài giá thể khô khác để trồng lan như than củi, gỗ,… Ngoài trồng lan, rêu rừng còn có thể làm lớp phủ giữ ẩm tốt cho nhiều loại cây trồng khác.

Đa phần rêu rừng khi mua về đã được qua xử lý sẵn, bạn có thể yên tâm sử dụng ngay.

6, Gỗ ghép lan

Đặc điểm

Gỗ thấp nước kém và thoát nước tốt, nên phù hợp cho những loại lan thích khô thoáng. Gỗ dùng để ghép lan được ưu tiên gỗ vú sữa hoặc gỗ me. Những khúc gỗ được chọn thường có những dáng đẹp hoặc được tạo dáng đẹp trước khi ghép.

Lưu ý: Vì gỗ khô và thoát nước nhanh nên phải thường xuyên tưới nước cho lan, để không bị tình trạng gỗ hút nước ngược từ rễ vào.

gỗ ghép lan

Cách xử lý gỗ trước khi ghép

  • Bóc sạch bỏ lớp vỏ bên ngoài trước khi ghép vì lớp vỏ một thời gian sau bị khô cũng sẽ bong ra, rễ lan không thể bám chắc được vào thân gỗ.
  • Tiếp theo nên phơi thân cây cho khô, rồi ngâm gỗ trong nước vôi loãng 1-2 ngày để rễ hút no nước vôi. Sau đó xả gỗ với nước và ngâm lại với nước 1 – 2 ngày để gỗ hút đủ nước, tránh việc gỗ bị khô rồi hút nước ngược lại từ rễ lan.

7, Vỏ đậu phộng trồng lan

Đặc điểm

Vỏ đậu là giá thể hút nước tốt nhưng vẫn giữ được độ thoáng khí, ngoài ra trong vỏ đậu có chưa một số khoáng chất tốt cho cây, thời gian phân hủy lâu. Vỏ đậu thường được kết hợp với giá thể khác để trồng lan hoặc làm lớp phủ nông nghiệp.

Cách xử lý vỏ đậu phộng trước khi trồng

Ngâm vỏ đậu phộng trong nước vôi loãng khoảng 1 ngày rồi ngâm cả lại với nước 1 ngày trước khi trồng.

vỏ đạu phộng trồng lan

8. Đá bọt pumice trồng lan

Đặc điểm

  • Đá bọt Pumice dạng xốp, có nhiều lỗ hổng bên trong nên hút nước tốt nhưng không giữ nước kéo dài. Giúp cung cấp đủ nước cho cây nhưng vẫn không gây úng.
  • Với khả năng hút nước và chất dinh dưỡng tốt từ phân bón. Đá pumice hấp thụ và dự trữ bên trong cho rễ cây hấp thụ từ từ.
  • Đá Pumice rất nhẹ nên không làm nén rễ. Nếu bạn trồng lan thì nên trộn đá pumice với vỏ cây thông, rêu rừng giúp chậu cây thoáng khí và giữa được lượng phân bón.
dá bọt pumice trồng lan

Cách xử lý đá pumice

Đá pumice và vật liệu trơ. không chứa mầm bệnh bên trong và có độ pH phù hợp với cây trồng nên bạn có thể sử dụng ngay mà không cần qua xử lý.

Vừa rồi Namix đã thống kê một số giá thể trồng lan thông dụng hiện nay. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích trong việc trồng lan của các bạn. Hãy theo dõi daperlite.com để biết thêm nhiều kiến thức trồng cây hữu ích nhé.

Hiện tại Namix đang bán một số sản phẩm giá thể trồng cây chất lượng và uy tín như đất trồng hoa, trồng rau, đá perlite, đá pumice, đá vermiuclite,… Bạn có thể tìm hiểu chi tiết

Công ty Nông nghiệp Công nghệ cao NAMIX
Địa chỉ: Số 2A3, đường số 3, Đại Học Nông Lâm Tp.HCM, Thủ Đức, Tp.HCM
Website: namix.vn | Email: [email protected]
Điện Thoại: 0287 1023489  | Hotline: 0904 003 67

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *