Dung dịch dinh dưỡng thủy canh là một thành phần không thể thiếu trong trồng trọt bằng phương pháp thủy canh. Bạn đã biết những gì về dung dịch dịch dưỡng thủy canh? Cách pha chế thế nòa với dung dịch? Hãy cùng daperlite.com tìm hiểu nhé!
Dung dịch dinh dưỡng thủy canh là gì?
Dung dịch dinh dưỡng thủy canh hay còn được gọi là dinh dưỡng thủy canh là một trong những thành phần không thể thiếu trong mô hình trồng rau thủy canh.
Dung dịch dinh dưỡng thủy canh là hỗn hợp các vi chất, khoáng chất, dinh dưỡng này dưới dạng các i-on hòa tan dễ dàng cho cây hấp thụ trong quá trình phát triển.
Lợi ích của việc tự tạo ra dung dịch dinh dưỡng trồng rau thủy canh
Người trồng cây nắm được thành phần các chất dinh dưỡng cần thiết phải cung cấp cho cây. Từ đó kiểm soát tốt quá trình phát triển tăng trưởng của cây và đem lại mùa thu hoạch chất lượng cao.
Rau trồng đảm bảo an toàn thực phẩm.
Tiết kiệm nhiều chi phí, đem lại nguồn thu nhập cao.
Thành phần của dung dịch dinh dưỡng thủy canh
Dung dịch dinh dưỡng thủy canh sử dụng cho cây trồng thủy canh bao gồm rất nhiều thành phần khác nhau.
Dưới đây là một số thành phần chính bạn có thể tham khảo:
- Đạm (N): Là thành phần cần thiết để cây sinh trưởng và phát triển bình thường.
- Lân (P):Đây là chất rất cần thiết cho việc trao đổi năng lượng, protein và phân chia tế bào ở cây.
- Kali (K): Tăng khả năng hoạt động của khí khổng, chuyển hóa enzim để cây quang hợp và tổng hợp hydrat carbon.
- Canxi (Ca): Giúp cho lá, ngọn phát triển khỏe mạnh, cứng cáp.
- Magiê (Mg): Đây là thành phần được dùng để tạo nên chất diệp lục.
- Lưu huỳnh (S): là thành phần tham gia vào hoạt động trao đổi chất, vitamin và các coenzim A.
- Sắt (Fe): Là chất có tác dụng tổng hợp và duy trì diệp lục tố.
- Kẽm (Zn): Có vai trò quan trọng với việc tổng hợp đạm và hình thành các chất dinh dưỡng trong cây.
- Mangan (Mn): Đây là thành phần quan trọng cho quá trình hô hấp của cây.
- Đồng (Cu): Giúp xúc tiến quá trình hình thành vitamin A cho cây. Tăng khả năng chịu hạn, chịu nóng, chịu lạnh.
Công thức tự tạo dung dịch dinh dưỡng thủy canh
Tùy theo từng giai đoạn mà có thành phần các chất trong dung dịch dinh dưỡng khác nhau, bao gồm giai đoạn sinh dưỡng, ra hoa và ra quả:
- Trong giai đoạn sinh dưỡng: bao gồm K(NO3)2, K2SO4, KH2PO4, MgSO47H2O, Chelate sắt.
- Trong giai đoạn ra hoa: bổ sung thêm Ca(NO3), và các chất đã có trong giai đoạn trước.
- Trong giai đoạn ra quả: bao gồm Ca(NO3), KNO3, K2SO4, KH2PO4, MgSO47H2O, Chelate sắt.
Tùy theo từng giai đoạn mà tỉ lệ các chất cũng sẽ khác nhau
Bên cạnh đó, tùy thuộc vào diện tích trồng rau mà pha dung dịch theo tỷ lệ khác nhau.
Quy trình tạo dung dịch dinh dưỡng thủy canh:
Cách pha chế dung dịch dinh dưỡng thủy canh thông dụng nhất hiện nay.
Đầu tiên bạn cần có 2 lọ dung dịch là A và B.
Bước 1: Pha bình A gồm có 1 lít nước + 95.2 gr Ca(NO3)2, khuấy đều.
Bước 2: Pha bình B gồm có 1 lít nước + các hóa chất sau đây:
- 9 gram KNO3,
- 26.9 gram KH2PO4,
- 30.8 gram MgSO4,
- 0.015 gram ZnSO4,
- 42.3 gram K2SO4,
- 0.115 gram MnSO4,
- 0.01 gram CuSO4,
- 0.003 gram NH4Mo7O24,
- 0.64 gram FeSO4,
- 0.02 gram H3BO3,
- 0.86 gram Na-EDTA.
Khuấy đều.
Bước 3: Trộn A và B với nhau bằng cách cho 10 lít nước vào xô, đổ 100ml dung dịch A vào xô và khuấy đều.
- Sau đó cho 100ml vào xô đó và khuấy đều.
- Cần đo nồng độ dung dịch (PPM) và đo độ pH của dung dịch.
- Nếu đã đúng chuẩn thì mới cho vào bể bơm để đưa lên giàn trồng thủy canh.
- Nếu nồng độ PPM quá mức thì pha thêm nước cho loãng, nếu PPm quá thấp thì cho thêm A, B vào xô dung dịch.
Đây là cách làm dung dịch dinh dưỡng thủy canh thủ công bằng cách tự mua dinh dưỡng thủy canh dạng bột về và pha chế.
Chú ý độ pH và nồng độ dinh dưỡng các chất
- Cây thiếu gì thì bổ sung thêm nhiều chất đó hơn để đáp ứng cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho rau trồng.
- Quy mô lớn quá thì cần có biện pháp pha trộn sao cho phù hợp để tránh hao tốn quá nhiều chi phí.
- Sau mỗi giai đoạn cần chú ý tình hình cây trồng để điều chỉnh các chất phù hợp và cần chọn chính xác các chất.
- Nếu các chất pha trộn xảy ra kết tủa hoặc các phản ứng mạnh thì nên dừng lại để tránh gây những hậu quả xấu.
- Khi mua các chất cần biết rõ nguồn gốc xuất xứ, nên chọn các đơn vị uy tín để mua và thực đúng theo hướng dẫn sử dụng các chất.
- Khi pha trộn dung dịch bạn cần đeo khẩu trang, mang găng tay, mang mắt kính, sử dụng đồ dùng thủy tinh để khuấy…
- Bảo quản dung dịch trong điều kiện môi trường thuận lợi khô thoáng và sạch sẽ để tránh gây ra các phản ứng oxi hóa hay khử…
Dung dịch thủy canh đối với mỗi loại rau trồng khác nhau
Đối với mỗi một loại cây, rau trồng khác nhau thường sẽ có một khoảng PPM phù hợp nhất để cây phát triển.
Nếu dung dịch thủy canh đúng nồng độ sẽ giúp cây phát triển đồng đều, cho năng suất cao hơn và chất lượng ra an toàn khi sử dụng.
Dưới đây là bảng nồng độ PPM cho một số loại cây trồng khác nhau:
Tên cây trồng | PPM | PH |
Bắp cải | 1750 – 2100 | 6.5 – 7.0 |
Bắp cải mini | 1750-2100 | 6.5-7.5 |
Xà lách | 560 – 840 | 5.5 – 6.5 |
Cà chua | 1400 – 3500 | 5.5 – 6.5 |
Súp lơ xanh | 1960 – 2450 | 6.0-6.5 |
Súp lơ trắng | 1050-1400 | 6.0-7.0 |
Cà rốt | 1120-1400 | 6.3 |
Dưa leo | 1190-1750 | 5.8- 6.0 |
Hành củ | 980-1260 | 6.0- 6.7 |
Khoai tây | 1400-1750 | 5.0- 6.0 |
Củ cải | 840-1540 | 6.0-7.0 |
Khoai lang | 1400-1750 | 5.5- 6.0 |
Rau bina | 800-1110 | 5.5- 6.6 |
Rau muống | 800 – 1000 | 5.3 – 6.0 |
Húng quế | 840 – 1050 | 6 – 7 |
Cải xanh | 800 – 1000 | 6 – 6.8 |
Diếp xoăn | 800 – 1100 | 5.5 |
Kinh giới/ tía tô | 1120 – 1400 | 6.9 |
Bảng nồng độ dinh dưỡng thủy canh cho từng loại cây
Với bài viết daperlite.com hi vọng bạn có thể tự pha chế cho mình một dung dịch dinh dưỡng thủy canh cho mình.
Trồng rau và thủy canh sẽ trở nên dễ dàng với đá perlite của Namix khi kèm dung dịch dinh dưỡng thủy canh nhé!
Liên hệ hệ nhà cung cấp đá perlite uy tin toàn quốc.
Khách mua lẻ, tư vấn kỹ thuật: 0902422348 hoặc Nhắn tin Fanpage Namix
Đại lý, nhà phân phối: 0902612348 hoặc Nhắn tin Zalo