Hiện nay, có nhiều nơi việc ứng đụng dá Perlite để trồng cây với hệ thống thủy canh và phổ biến. Tuy nhiên, có thể bạn chưa biết hết được những ưu và nhược điểm của đá Perlite trân châu. Liệu nó có tốt thật sự cho bạn sử dụng hay không
Mục Lục Bài Viết
ToggleĐá Perlite trân châu là gì?
Đá Perlite là quặng đã được nung nóng trong lò cho đến khi nó nở ra như bỏng ngô. Điều này làm cho nó rất nhẹ và xốp, đồng thời cho nó khả năng tạo độ thoáng khí hiệu quả. Đây là một lợi ích thực sự cho người trồng cây muốn giữ cho rễ cây được thông thoáng. Tuy nhiên, đá này cũng có những ưu và nhược điểm của đá Perlite rõ rệt sẽ được phân tích cụ thể.
Đá trân châu Perlite đã được sử dụng trong nhiều thập kỷ qua với vai trò vật liệu cách nhiệt, xi măng và vật liệu xây dựng. Nhưng gần đây, đá Perlite đã được sử dụng ngày càng nhiều cho những thứ khác như lọc và làm phụ liệu hơn. Nhiều nhà thủy canh sử dụng đá trân châu làm nguyên liệu chính của họ.
Xem thêm: Nơi bán đá Trân Châu Perlite hiện nay
Tuy nhiên, có cả ưu và nhược điểm trong việc sử dụng đá trân châu Perlite trong thủy canh. Người trồng cần chú ý đến trọng lượng, số lượng sử dụng và xem nó ảnh hưởng ra sao đến độ pH và vấn đề bệnh của hệ thống cây trồng.
Ưu và nhược điểm của đá Perlite Trân Châu
-
Ưu điểm của đá Perlite:
1) Đá Perlite có ưu điểm thường có thể tái sử dụng được.
Thời gian duy nhất bạn có thể ném perlite đi là nếu bạn có một vấn đề bệnh rất xấu của cây trồng và không có cách nào tốt để khử trùng nó được nữa. Lúc đó, bạn sẽ chỉ muốn loại bỏ đi mọi nguy cơ gây bệnh và tránh trường hợp xảy ra với cây trồng mới.
2) Perlite giúp giải quyết các điều kiện yếm khí của cây.
Bởi vì perlite giữ không khí rất tốt và bởi vì nó là một kết cấu thô, nó có thể làm xử lý các vấn đề oxy cho hệ thống trồng cây. Thiếu oxy trong nước, đất, hoặc bất cứ nơi nào có rễ phát triển (vùng rễ) gây ra điều kiện yếm khí. Điều này cho phép vi khuẩn kỵ khí (decomposers) đi vào và bắt đầu phát triển. Đây là tin xấu cho rễ cây.
Người trồng có thể tránh vấn đề yếm khí bằng cách giữ cho nước được oxy hóa (sự thoát nước tốt, có đá thông khí) và tránh tích tụ hay nén chặt trong môi trường đất. Perlite là một sự trợ giúp rất lớn trong lĩnh vực này. Đá Perlite được trộn vào đất sẽ giúp đất trồng của bạn thông thoáng khí, không bị nén chặt và giúp oxi trao đổi tốt hơn.
3) Sản phẩm Đá Perlite có chi phí rẻ – ít tốn kém
Bạn có thể nhận được 1 túi đá Perlite trân châu chỉ với 33.000 đ tại Namix. Đây là sản phẩm đóng gói chất lượng, 100% đá Perlite cao cấp. Trong khi nếu bạn sử dụng các thiết bị hỗ trợ đất làm thoáng khí khác có giá cao hơn rất nhiều. Đá trân châu là khá hiệu quả về chi phí sử dụng.
4) Đá Trân Châu Perlite vô trùng và độ pH trung tính
Đá Trân Châu Perlite không phải có nguồn gốc từ hữu cơ như xơ dừa hay than bùn và được khử trùng hoàn hảo ngay trong quá trình tạo thành ở nhiệt độ cao nên hầu như không có khả năng nhiễm vi khuẩn gây bệnh. Ngay cả nấm hay côn trùng cùng không thể xâm nhập vào được đá Perlite. Điều này giúp bạn tránh được các vấn đề sâu bệnh! Đá Perlite có độ pH trung tính nên sẽ không ảnh hưởng đến hệ thống thủy canh.
-
Nhược điểm của đá Perlite trân châu:
1) Quặng Perlite không phải là một nguồn tài nguyên tái tạo được.
Điều này sẽ khiến bạn phải cân nhắc khi sử dụng đá Perlite trân châu để trồng cây. Tuy nhiên, ở Việt Nam, bạn có thể an tâm mua đá Perlite trân châu chất lượng tại Namix. Tham khảo nơi bán đá Perlite kích thước hạt chuẩn để biết thêm thông tin.
2) Hệ thống rễ dày đặt quá có thể gây tắc nghẽn đá Perlite
Với những loại cây có rễ dày đặt có thể len lỏi vào các khe của đá Perlite sẽ tạo ra sự tắt nghẽn. Điều này đúng là khá quan trọng trong việc trồng cây bằng đá Perlite. Rễ có thể lấp đầy các không gian trống gây sự tắt nghẽn nghiêm trọng.
3) Dễ bị tổn thương khi tải chất rắn
Nếu một hệ thống thủy can quá bẩn sẽ gây ra tình trạng nhiều chất bẩn lấp đầy các lỗ hổng giữa đá Perlite với nhau cũng sẽ làm nghẽn sự thoát nước của cây.
4) Bụi đá Perlite thô có thể nguy hiểm nếu hít phải.
Bụi đá Trân Châu Perlite thô trước khi được trộn hay sử dụng, khi mở ra, bạn cần bịt mặt để xử lý, tránh việc hít phải bụi của chúng sẽ ảnh hưởng đến phổi. Khi đá Perlite đã được sử dụng và tưới nước ướt, sẽ không có bụi nữa nên không thành vấn đề.
Ứng dụng đá trân châu sau khi biết ưu và nhược điểm của đá Perlite
Những ưu và nhược điểm của đá Perlite trong việc sử dụng đá Perlite trân châu trong nông nghiệp ngày càng đa dạng hơn. Đặc biệt với công nghệ trồng thủy canh hiện đại. Đá Perlite chủ yếu được sử dụng như một nguyên phụ liệu cho hỗn hợp đất trồng. Ngoài ra chúng còn thường được dùng trong các hệ thống trồng cây thủy canh.
Các cây trồng thường sử dụng đá Perlite trong hệ thống thủy canh như cà chua, cà tím hay xương rồng,.v.v..
Trên đây là những ưu và nhược điểm của đá Perlite trân châu. Qua bài viết này, hy vọng bạn đã có cho mình những kiến thức cần thiết trong việc sử dụng đá Perlite như thế nào cho hiệu quả.