Đá perlite namix

Đá Perlite là gì? Vì sao nên dùng đá Perlite để gieo trồng, canh tác?

Đất thoát nước tốt là điều kiện cần thiết để cây trồng có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Đối với nhiều người làm vườn, đá perlite (đá trân châu) đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện khả năng thoát nước và lưu thông không khí cho đất. Vậy tại sao đá perlite lại có đặc tính này? Đọc tiếp bài viết của Namix để tìm hiểu thêm về đá trân châu, cách nó được tạo ra và nó hữu ích như thế nào đối với người làm vườn, bạn nhé!

Đá perlite (đá trân châu) là đá gì?

Đá Perlite, hay còn được biết đến là đá trân châu, là một loại thủy tinh núi lửa không có hình dạng hay cấu trúc xác định. Với hàm lượng Silic cao và nước đáng kể, nó hình thành thông qua quá trình hydrat hóa của obsidian. Perlite là một chất vô cơ, trơ, có độ pH trung tính và ổn định về mặt sinh học.

Với cấu trúc thể hang đặc biệt, Perlite có khả năng tích nước lớn mà vẫn giữ được đặc tính nhẹ nhàng đặc trưng của nó.

Các trữ lượng đá trân châu chính được biết đến trên thế giới (khoảng 70%) nằm dọc theo bờ biển Aegean ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Để hiểu hơn về đá Perlite, Namix xin giải đáp 2 vấn đề sau:

  • Đá trân châu không phải là gì: Đá trân châu không phải là một loại đất, nó là một chất phụ gia cho đất. Đá perlite cũng có thể được sử dụng làm giá thể trồng trọt. Perlite không phải là phân bón và không có giá trị dinh dưỡng hoặc vi sinh vật đối với cây trồng hoặc đất. 
  • Perlite là gì: Đá Perlite là chất cải tạo đất, nhẹ, vô cơ, không độc hại. 

Cấu tạo, thành phần đá perlite

Cấu tạo đá perlite là gì?

Thành phần hóa học điển hình của đá trân châu giống như hầu hết thủy tinh núi lửa. Tuy nhiên, đá trân châu tối ưu cho quá trình giãn nở thường chứa 70-75% silica (SiO2). Ngoài ra, trong đá Perlite còn có một số chất hoá học khác, như: Al2O3, Fe2O3, K2O, Na2O, CaO, MgO và TiO2…1

Đá perlite (đá trân châu) được sản xuất như thế nào?

Đá perlite được sản xuất “khá giống” như cách mấy chú bán bỏng ngô. Đó là cách mô tả rất thú vị, phải không nào? Nhưng mà mô tả đúng nghĩa đen luôn đó!

  • Để tạo ra đá trân châu, đá obsidian màu xám hoặc đen được khai thác sẽ bị nghiền thành những mảnh nhỏ hơn.
  • Sau đó, chúng sẽ bị nung nóng đến nhiệt độ rất cao. Khi đạt nhiệt độ khoảng 900 độ C, đá trở nên mềm và nước bên trong chuyển thành hơi thoát ra, làm tăng thể tích của đá.
  • Thể tích của đá nở ra gấp 4–20 lần thể tích ban đầu, tạo ra “đá trân châu”.

Một quá trình cực kỳ giống với việc làm bỏng ngô. (Theo nghiên cứu Encyclopedia of Materials: Science and Technology2)

Kết quả của quá trình này cho ra sản phẩm nhẹ, vô trùng, dễ sử dụng và bền lâu. Nó không có tính kiềm cũng không có tính axit.

Đặc tính đá perlite là gì?

Perlite là một khoáng chất núi lửa độc đáo với các đặc tính vật lý và hóa học đặc biệt giúp nó có giá trị cho nhiều ứng dụng trong công nghiệp và làm vườn. Dưới đây là một số tính chất vật lý và hóa học hữu ích cho nhà nông của đá perlite mà Namix đã tổng hợp được từ trang Geology Science3:

Tính chất vật lý của đá perlite là gì:

  • Trọng lượng nhẹ: Perlite đặc biệt nhẹ do cấu trúc giống như bong bóng mở rộng của nó. 
  • Cấu trúc xốp: Cấu trúc của Perlite bao gồm vô số lỗ rỗng hoặc bong bóng cực nhỏ chứa đầy không khí bên trong. Độ xốp này góp phần tạo ra khả năng cách nhiệt và giữ nước.
  • Màu sắc: Perlite thường có màu trắng hoặc xám. Màu sắc có thể thay đổi một chút tùy thuộc vào nguồn gốc của nó.
  • Kích thước hạt: Perlite có sẵn ở nhiều kích cỡ hạt khác nhau, từ mịn đến thô. 
  • Khả năng hấp thụ: Perlite có khả năng hấp thụ và giữ nước, rất hữu ích trong việc làm vườn để duy trì độ ẩm và thoáng khí cho đất.
  • Độ pH trung tính: Perlite có độ pH trung tính (7 – 7,5).

Tính chất hóa học của đá Perlite là gì?

  • Thành phần: Perlite chủ yếu bao gồm silicon dioxide vô định hình (SiO2) và một lượng nhỏ nước. Công thức hóa học của nó có thể được biểu thị là (SiO2)3·(H2O).
  • Tính ổn định: Perlite ổn định về mặt hóa học và không dễ phản ứng với các chất khác.
  • Trơ: Nó trơ và không thải ra các chất độc hại hoặc chất gây ô nhiễm khi sử dụng trong làm vườn hoặc xây dựng.
  • Tính không hòa tan: Perlite về cơ bản không hòa tan trong nước, điều này góp phần kéo dài tuổi thọ của nó trong các ứng dụng làm vườn.
  • Độ giãn nở: Một trong những tính chất hóa học quan trọng của đá trân châu là khả năng giãn nở khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Sự giãn nở này là kết quả của việc giải phóng hơi nước bị mắc kẹt trong cấu trúc của nó trong quá trình hình thành núi lửa.

Vì sao nên dùng đá perlite để làm vườn?

Như nhiều sản phẩm khác, perlite cũng mang đến cả ưu điểm và nhược điểm cho người trồng cây. Trong trường hợp này, những ưu điểm vượt trội hơn nhiều so với những hạn chế, làm tăng sức hút của nó trong ngành nông nghiệp:

  • Là loại phụ gia không độc hại và không yêu cầu phải rửa sạch sau mỗi vụ mùa để tái sử dụng như một số loại phụ gia khác. Tuy nhiên, nếu được làm sạch, sẽ đảm bảo an toàn hơn cho các mùa vụ sau.
  • Độ pH trung tính (7 – 7,5), không cần điều chỉnh và cũng không ảnh hưởng đến độ pH tổng thể của môi trường khi trộn với các thành phần khác. (Theo báo cáo khoa học “Soilless Culture4“)
  • Có thể sử dụng một mình hoặc trộn với các loại phụ gia trồng khác.
  • Tạo môi trường lý tưởng để hạt giống nảy mầm hoặc nhân giống cây vì các hạt đá perlite không bị biến dạng, luôn tạo khe hở nhỏ cho phép cây có thể được rút ra khỏi chậu mà không làm hại đến hệ thống rễ.
  • Có thể tái sử dụng cho năm sau vì đá không phân hủy. 
  • Là lựa chọn chi phí thấp, perlite có giá khá rẻ, chỉ từ 45.000đ khi mua từ Namix.

Những đặc tính này cho phép đá trân châu tạo điều kiện thuận lợi cho hai quá trình quan trọng trong đất/ thủy canh, rất cần thiết cho sự phát triển của cây trồng:

Thoát nước – Đá perlite giúp đất thoát nước tốt.

Khi chúng ta thêm perlite vào đất, nó nâng cao khả năng thoát nước của đất. 

Khi nhìn dưới kính hiển vi, bạn sẽ thấy đá trân châu có nhiều khoang nhỏ chứa nước (giống như miếng bọt biển), những “khoang” này giúp cung cấp độ ẩm cho rễ cây hiệu quả. Ngoài ra, những khoang nhỏ này cũng có khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng trong vùng rễ, đảm bảo cây trồng tiếp cận được độ ẩm và các chất dinh dưỡng thiết yếu khi cần thiết.

Đồng thời, các lỗ rỗng này cũng cho thấy đá trân châu khá xốp, nên nó thoát phần nước thừa dễ dàng hơn vermiculite và các loại phụ gia trồng cây khác. Ưu điểm tuyệt vời của loại đá này đã giữ cho đất không bị úng – cách số một để ngăn ngừa bệnh thối rễ và nấm.

Thoáng khí – Đá perlite cải thiện quá trình trao đổi không khí dưới lòng đất.

Không khí trong đất được cải thiện đáng kể khi được cải tạo bằng đá trân châu. Việc cải tạo này rất cần thiết cho cả rễ cây cũng như các “cư dân dưới lòng đất” gồm các loại giun, trùng có lợi,… Vì đá perlite cứng hơn đất xung quanh nên nó cũng giúp làm chậm quá trình nén ép của đất và giữ cho đất mịn và nhẹ.

Có thể bạn quan tâm:

Cách sử dụng đá perlite trong nông nghiệp đúng cách là gì?

Ươm hạt, giăm cành

Để ươm hạt bằng đá Perlite, chỉ cần trộn đá với mụn dừa đã qua xử lý theo tỷ lệ 1/3 và đặt vào vỉ ươm. Rải hạt lên vị trí đã chuẩn bị, sau đó phủ một lớp mỏng hỗn hợp lên trên cùng. Tưới nước nhẹ và giữ cho giá thể luôn ẩm bằng cách sử dụng phun sương.

Khi sử dụng đá Perlite để giâm cây con: Hãy đặt hom giống vào túi nilon chứa Perlite. Đặt phần đầu của cành cần giâm vào túi và đổ nước ngập ⅔ lượng đá Perlite trong túi, sau đó bịt kín miệng túi. Để túi ở nơi có ánh sáng mặt trời chiếu gián tiếp. Sau khoảng hai hoặc ba tuần, khi rễ đã đạt đến chiều dài 1cm – 2cm, bạn có thể lấy cây ra và chuyển sang quá trình trồng. Việc này không chỉ đơn giản mà còn giúp cây phát triển mạnh mẽ và khỏe mạnh.

Dùng đá perlite để trồng rau

Sử dụng đá Perlite là một giải pháp hiệu quả để trồng rau, đặc biệt là trong các hệ thống như thủy canh rau, trồng rau mầm, và giâm cành cây con. Đặc tính vô trùng và độ pH trung tính của đá Perlite, kết hợp với khả năng ngậm nước tốt, tạo nên một môi trường lý tưởng cho sự phát triển của rễ cây non.

Khi trồng rau mầm, bạn có thể trộn hỗn hợp đá Perlite và mụn dừa (đã qua xử lý) theo tỷ lệ 7/3 và đặt vào khay trồng. Quan trọng là giữ khay trong môi trường mát mẻ để tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cây mầm.

Cách sử dụng Perlite trong thủy canh là gì?

Sử dụng đá Perlite làm giá thể trong hệ thống thủy canh là một phương pháp hiệu quả để trồng cây mà không cần sử dụng đất. Đặc tính trơ, độ pH trung tính và ổn định hóa chất của đá trân châu làm cho nó không làm biến đổi tính chất hóa học của đất và giữ cho giá thể trồng cây luôn ổn định qua thời gian.

Perlite có thể sử dụng với tỷ lệ từ 10 – 30% hoặc thậm chí 100% để tạo giá thể cho việc trồng cà chua, dâu tây trong các hệ thống nông nghiệp công nghệ cao. Tỷ lệ trộn đá Perlite để trồng thủy canh cũng tương tự như khi trồng rau mầm, và áp dụng phương pháp này sẽ giúp đảm bảo sự phát triển và năng suất cao cho cây trồng.

Đá perlite có phải chất hữu cơ không?

Có hai cách tiếp cận để giải đáp vấn đề này: 

  • Từ góc độ hóa học, hợp chất hữu cơ là những hợp chất chứa carbon. Perlite không chứa carbon nên nó được xem xét như khoáng chất vô cơ. 
  • Từ góc độ nông nghiệp, điều này lại mang một ý nghĩa khác. Nó đề cập đến những thứ được sản xuất tự nhiên mà không cần quá trình tổng hợp hoặc thay đổi hóa học đáng kể. Vậy, Perlite là một khoáng chất được khai thác và trải qua các quá trình xử lý vật lý. Đáng chú ý, Hội đồng Tiêu chuẩn Hữu cơ Quốc gia  đã chứng nhận perlite là phụ gia “hữu cơ” an toàn được sử dụng trong nông nghiệp hữu cơ. 

Vì vậy, nếu bạn đang lên kế hoạch thực hiện các hoạt động canh tác hoặc làm vườn hữu cơ, việc sử dụng đá trân châu là một lựa chọn “hữu cơ” an toàn.

So sánh Perlite và Vermiculite

Vermiculite, giống như đá trân châu, là một khoáng chất tự nhiên chiết xuất từ nham thạch, sau đó được nung ở nhiệt độ cao để tạo thành một vật liệu nhẹ và nở ra. Những hạt màu nâu vàng của vermiculite có khả năng hấp thụ nước và nở ra. 

Tuy nhiên, việc chọn lựa giữa vermiculite và đá trân châu phụ thuộc vào loại cây bạn đang trồng và điều kiện môi trường cụ thể. 

  • Vermiculite, với khả năng hấp thụ nước tốt, thích hợp cho cây cần nhiều độ ẩm như các loại cây nhiệt đới. 
  • Trong khi đó, đá trân châu, với khả năng thoát nước và thoáng khí, thường được dùng cho các loại cây xương rồng, cây mọng nước,…

Ngoài ra, khi gieo hạt, vermiculite có thể bảo vệ cây con khỏi bệnh nấm và giữ ẩm, trong khi đá trân châu thường được ưa chuộng khi cây con chuyển sang chậu riêng. Sự linh hoạt này giúp người trồng có thêm lựa chọn phù hợp với đặc điểm và yêu cầu của từng loại cây.

Nhược điểm của đá Perlite là gì?

Nhược điểm của đá Perlite:

  • Là nguồn tài nguyên có hạn: Các mỏ perlite không phải là nguồn tài nguyên có thể nhanh chóng tái tạo. Chúng cần rất nhiều thời gian để tái tạo lại. (Theo tờ Leafyplace5)
  • Rễ cây một số loại có thể gây tắc nghẽn thoát nước: Một số loại thực vật có hệ thống rễ phát triển mạnh (cây trưởng thành hoặc cây như bạc hà và hẹ có nhiều rễ) phát triển dày đặc dưới nền đá trân châu, các lỗ rỗng có thể bị tắc nghẽn và khó thoát nước.
  • Việc tái sử dụng đá perlite mà không qua chế biến để trồng các vụ mùa tiếp theo tiềm ẩn nhiều rủi ro do môi trường bị nén chặt, tích tụ muối và ô nhiễm sâu bệnh
  • Khó thoát nước do lưu lại các chất rắn bên trong: Ngoài việc lưu thông không khí và thoát nước, các lỗ khí trong hỗn hợp đá trân châu có thể thu giữ các chất rắn như tảo, mảnh vụn và màng sinh học,… gây ra hậu quả tương tự như bị rễ cây làm cho tắc nghẽn quá trình thoát nước.
  • Tờ The spruce chỉ ra rằng Bụi ảnh hưởng đến sức khoẻ người dùng:
    • Đừng sử dụng đá trân châu với cá! Nếu bạn nhìn đá trân châu dưới kính hiển vi, nó trông giống như một tập hợp các bong bóng thủy tinh nhỏ. Và thực tế, đó là sự thật. Mặc dù việc nhặt đá trân châu bằng tay sẽ không làm bạn tổn thương nhưng đá này nó có tính mài mòn, có thể gây tổn thương thực sự cho các mô mềm, các phần da nhạy cảm—như mang cá, cổ họng và phổi của bạn! Do đó, Không nên sử dụng đá trân châu trong bất kỳ hoạt động nuôi trồng thủy sản nào. 
    • Đeo khẩu trang hoặc mặt nạ phòng độc khi xử lý đá trân châu khô để tránh hít phải bụi đá trân châu. 

Có mấy loại đá perlite?

Đặc điểm độc đáo của đá trân châu là sự đa dạng về kích thước, mỗi kích thước phục vụ mục đích khác nhau. Các kích thước phổ biến tại Việt Nam bao gồm 1-3 mm, 2-4 mm, 3-6 mm và 4-8 mm. Ngoài ra, có đá Perlite mịn với kích thước nhỏ nhất và đá Perlite thô có kích thước lớn hơn 5-18 mm.

Vậy tại sao kích thước của đá Perlite lại quan trọng? 

  • Đầu tiên, mỗi kích thước phù hợp với các loại cây khác nhau. Đá với kích thước lớn thích hợp cho cây có rễ lớn và cây lâu năm, trong khi kích thước nhỏ phù hợp với cây có rễ nhỏ như các loại rau. 
  • Thứ hai, kích thước của đá Perlite còn ảnh hưởng đến khả năng giữ nước. Đá càng lớn, khả năng giữ nước càng giảm. 

Do đó, việc lựa chọn kích thước phù hợp phụ thuộc vào loại cây và điều kiện môi trường. Khả năng giữ nước của từng kích thước đá Perlite được đánh giá như sau:

  • Perlite thô (Coarse Perlite): Giữ nước 34%
  • Đá Perlite trung bình (Medium Perlite): Giữ nước 46%
  • Perlite nhỏ (Fine Perlite): Giữ nước 52%
  • Perlite mịn (Extra fine Perlite): Giữ nước trên 60%

Từ đó, người trồng cây có thể lựa chọn kích thước phù hợp nhất cho cây của mình.

Cách chọn kích thước đa perlite phù hợp là gì?

Để chọn kích thước đá Perlite phù hợp, bạn cần xem xét mục đích sử dụng cụ thể. Dưới đây là một số lựa chọn kích thước cho từng loại cây:

  • Trồng hoa lan, hoa hồng, sen đá và cây thủy canh: 3 – 6 mm hoặc 4 – 8 mm
  • Cải tạo đất và tăng độ tơi xốp: 4 – 8 mm hoặc đá Perlite thô
  •  Trồng rau mầm hoặc phối trộn giá thể cho đất trồng chậu: 1 – 3 mm hoặc 2 – 4 mm

Ngoài ra, Perlite mịn thường được ứng dụng trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng. Hãy lựa chọn kích thước phù hợp để đáp ứng đúng nhu cầu của cây trồng hoặc dự án của bạn.

Nên dùng đá perlite hay không?

Nên dùng đá Perlite khi nào?

Perlite đặc biệt hiệu quả trong không gian đất nhỏ vì nó giúp đất và rễ không bị nén quá chặt. Ngoài ra, nếu bạn trồng cây trong nhà cần độ ẩm cao, đá trân châu có thể giúp cân bằng độ ẩm đó. 

Loại phụ gia đa năng này cũng rất tốt để sử dụng trong các khu vườn ngoài trời, đặc biệt là với những cây non cần nhiều chất dinh dưỡng hơn và dễ bị thối rễ hơn. 

Không nên dùng đá perlite khi nào?

  • Đá perlite có khá nhiều bụi, không phải là lựa chọn tốt nhất cho những người mắc bệnh hen suyễn. 
  • Nếu có quá nhiều đá trân châu trong bầu đất, nước có thể dễ dàng bị thoát ra ngoài hoặc bị đá trân châu hấp thụ. Vì vậy, nếu cây của bạn bắt đầu chuyển sang màu nâu giòn và héo hoặc đất vẫn khô mặc dù tưới nước thường xuyên, điều này có thể cho thấy có quá nhiều đá trân châu. Bạn nên hạn chế số lượng.
  • Ngoài ra, đá trân châu còn chứa florua. Vì một số loại cây khá nhạy cảm với florua nên sẽ không thích hợp dùng perlite cho chúng. Mặc dù nồng độ florua trong đá perlite không đáng kể nhưng nếu có tác động của một số yếu tố khác có thể ảnh hưởng cây trồng. Để hạn chế ảnh hưởng đó, hãy: Giữ độ pH luôn ở trạng thái cân bằng, không bón quá nhiều phân so với lượng cần thiết, tránh sử dụng nước có lượng florua cao.

Lưu ý khi dùng đá perlite

Perlite là một chất phụ gia cho đất tuyệt vời có thể giúp thoát nước, ngăn ngừa thối rễ và giúp cây trồng trong nhà và ngoài trời phát triển mạnh. 

Mặc dù một số người cho rằng đá trân châu có thể gây hại cho cây trồng nhạy cảm do hàm lượng florua, nhưng không có nhiều dữ liệu chứng minh điều này. 

Mua đá perlite ở đâu uy tín?

Namix là đơn vị phân phối các loại phụ gia trồng trọt uy tín hàng đầu hiện nay. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành và được nhiều khách hàng tín nhiệm, các sản phẩm do Namix phân phối luôn đảm bảo chất lượng cao, giá thành phải chăng và giao nhanh chóng đến người dùng. 

Đến ngay Namix để đảm bảo bạn đang mua 100% đá trân châu thay vì một loại hỗn hợp đã bị trộn nhiều loại phụ gia độc hại! 

Khách mua lẻ, tư vấn kỹ thuật: 0902422348 hoặc Nhắn tin Fanpage Namix

Đại lý, nhà phân phối: 0902612348 hoặc Nhắn tin Zalo

Kết luận

Vì việc thoát nước và thông hơi đất đất rất quan trọng đối với sức khỏe của cây cỏ, hiểu cách sử dụng perlite và cách nó có thể cải thiện đất bạn có thể giúp chăm sóc cây trồng mạnh mẽ, khỏe mạnh hơn. Chất phụ gia đất này hữu ích đến mức nhiều người làm vườn giữ một túi perlite trong nhà kho làm vườn của họ để có sẵn khi cần thiết.

Hy vọng thông qua bài viết này Namix đã giải đáp giúp bạn câu hỏi “Đá perlite là gì” và cách sử dụng đá perlite đúng nhu cầu và mục đích của bạn! ^^

Công ty Nông Nghiệp Công Nghệ Cao NAMIX

  • Trụ Sở Chính: Số 2A3, đường số 3, Đại Học Nông Lâm, Tp.Thủ Đức, Tp.HCM.
  • Văn Phòng: Khu Công nghệ Phần Mềm ĐHQG – ITP, Võ Trường Toản, KP 6, Tp.Thủ Đức, Tp.HCM.
  • CSKH/Zalo: 0907282348 (Ms Nhật Phúc)
  • Facebook: NAMIX – Làm vườn dễ hơn
  • SĐT: 02871023489
  • Email: [email protected]

Nguồn tham khảo:

  1. Didit Adi Darmawan1, Agus Wahyudi1, Hasudungan Eric Mamby1 and Ijang Suherman1, IOP Conference Series: Earth and Environmental Science, Volume 882, International Seminar on Mineral and Coal Technology, Bandung, Indonesia, 23-24/06/2021, Citation Didit Adi Darmawan et al 2021 IOP Conf. Ser.: Earth Environ. Sci. 882 012010, https://doi.org/10.1088/1755-1315/882/1/012010 ↩︎
  2. A.L. Bush, “Construction Materials: Lightweight Aggregates”, Editor(s): K.H. Jürgen Buschow, Robert W. Cahn, Merton C. Flemings, Bernhard Ilschner, Edward J. Kramer, Subhash Mahajan, Patrick Veyssière, Encyclopedia of Materials: Science and Technology, Elsevier, 2001, Pages 1550 1558, ISBN 9780080431529, https://doi.org/10.1016/B0-08-043152-6/00277-1. ↩︎
  3. Mahmut MAT, “Perlite” ,7/11/2023, https://geologyscience.com/minerals/silicates-minerals/perlite/#google_vignette ↩︎
  4. ATHANASIOS P. PAPADOPOULOS, ASHER BAR-TAL, AVNER SILBER, UTTAM K. SAHA, MICHAEL RAVIV, 12 – INORGANIC AND SYNTHETIC ORGANIC COMPONENTS OF SOILLESS CULTURE AND POTTING MIXES, Editor(s): Michael Raviv, J. Heinrich Lieth, Soilless Culture, Elsevier, 2008, Pages 505-543, ISBN 9780444529756, https://doi.org/10.1016/B978-044452975-6.50014-9. ↩︎
  5. Jessica Nolan, “What is Perlite: Learn About Perlite Potting Soil and How To Use It To Grow Plants”, https://leafyplace.com/perlite/ ↩︎

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *