trồng cà chua thủy canh

Cách trồng cà chua bằng phương pháp thủy canh trong nhà lưới

Trồng cà chua bằng phương pháp thủy canh đã và đang là lựa chọn của nhiều trang trại và hộ gia đình. Cùng tìm hiểu những thông tin cơ bản về cách trồng cà chua bằng thủy canh qua nội dung bài viết dưới đây của daperlite.com nhé!

trồng cà chua thủy canh
Cà chua thủy canh

Đặc điểm của cà chua

Tên khoa học: Lycopesium esculentum

Nguồn gốc từ Nam Mỹ

Thuộc họ:  Cà (Solanaceae)

  • Cà chua có thân tròn, thẳng đứng, mọng nước, phủ nhiều lông và khi càng phát triển thì thân cây hóa gỗ dần.
  • Lá thuộc dạng lá kép lông chim lẻ, mỗi lá có 3-4 đôi lá chét, ngọn lá có một lá riêng gọi là lá đỉnh.
  • Hoa mọc thành chùm, lưỡng tính và thường mọc từ nách lá và chồi nách.
  • Quả cà chua mọng, khi chín có màu vàng hoặc đỏ, có nhiều hình dạng: tròn, dẹt, có cạnh, có múi,…

Giá trị dinh dưỡng của cà chua

  • Hàm lượng sinh tố: Trung bình 100g cà chua chín tươi sẽ đáp ứng được 13% nhu cầu hàng ngày về vitamin A, vitamin B6, vitamin C. Ngoài ra, còn có vitamin B1, B2.
  • Chất bổ dưỡng: Đạm, đường, béo và cung cấp ít năng lượng rất thích hợp với người sợ mập.
  • Khoáng vi lượng: Can xi, sắt, kali, photpho, magnesium, lưu huỳnh, ni ken, co ban, iot, các axit hữu cơ dưới dạng muối citrat, malat và tuỳ môi trường trồng mà cà chua còn có đồng, molibden.

Thời gian thích hợp trồng cà chua

Cà chua được chia làm 3 đợt phổ biến trong năm để trồng gồm:

  • Đợt gieo sớm: vào khoảng tháng 7-8, thu hoạch vào cuối tháng 10-12
  • Đợt gieo chính: vào giữa tháng 9-10, thu hoạch vào tháng 2-3
  • Đợt gieo muộn: vào khoảng tháng 11-12, thu hoạch vào tháng 3-4

Hướng dẫn cách trồng cà chua thủy canh

Ưu điểm của phương pháp

  • Cung cấp các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng cần thiết cho các loại rau ăn lá, cây cảnh.
  • Tăng năng suất và chất lượng sản phẩm ( mùi, vị đậm đà, bảo quản được lâu).
  • Cây khỏe ít sâu bệnh hơn giúp hấp thụ các chất dinh dưỡng hiệu quả hơn.

Tiến hành trồng cà chua thủy canh

trồng cà chua
trồng cà chua

Chuẩn bị cây con

Gieo trực tiếp: Cho xơ dừa vào rọ thủy canh. Đặt hạt đã ngâm ủ vào. Sau đó đặt các rọ vào thùng thủy canh.

Trồng bằng cây con: Cho xơ dừa vào chậu trồng. Đặt hạt đã ngâm ủ vào và đặt chậu vào thùng thủy canh.

Trồng cây con trên viên xơ dừa nén:

  • Ngâm giá thể xơ dừa vào nước, để xơ dừa nở ra
  • Gieo hạt giống vào xơ dừa, mỗi xơ dừa khoảng 3-4 hạt giống
  • Đặt các giá thể vừa gieo hạt giống vào khay đặt vào vị trí râm mát. Đợi từ 3-5 ngày cho hạt giống nảy mầm thành các cây giống

Chuẩn bị dinh dưỡng thủy canh

  • Chuẩn bị thùng chứa với lượng nước sạch cần pha
  • Pha 10 gram Part A và 10 gram Part B vào 10 lít nước
  • Khuấy đều dung dich và sẵn sàng cho việc sử dụng

Chuyển cây giống lên giàn thủy canh

  • Cho dung dịch thủy canh vừa pha vào thùng thủy canh
  • Cho cây giống đã chuẩn bị vào rọ nhựa. Sau đó, đặt lên mặt thùng thủy canh

Làm giàn cho cà chua

Giàn trồng cà chua cần phải có độ thông thoáng cho cành và khi đưa cây theo giàn cần tỉa bớt lá già dưới gốc để dễ dàng phát triển.

Cách chăm sóc sau trồng cà chua

Ánh sáng

Đây là một yếu tố chính có thể ảnh hưởng đến kích thước và chất lượng trái. Cà chua cần ánh sáng mạnh trong ít nhất 8-10 giờ mỗi ngày.

Dinh dưỡng, độ pH và EC

  • Cà chua cần hàm lượng P, N, K cao
  • Đối với độ pH khoảng 5,8-6,3 cao hơn một chút so với pH trung bình
  • Các mức EC cần được duy trì trong khoảng 2-3.5 milliMhos.

Mực nước

Mực nước của dung dịch thủy canh rất quan trọng khi trồng cà chua theo hình thức thủy canh. Khi nước chưa trong thùng cạn hơn so với rọ nhựa thì nên bổ sung nước ngay. Trước khi thêm nước cần kiểm tra nồng độ dinh dưỡng, độ pH để đảm bảo phù hợp nhất.

Một số sâu bệnh trên cây cà chua

Trong quá trình trồng cà chua theo cách thủy canh vẫn khó mà tránh tuyệt đối được các loại sâu bệnh. Sau đây là một số loại sâu bệnh bạn cần lưu ý:

  • Bọ trĩ, bọ phấn, rạp sáp sống nằm dưới lá. Chúng chích hút gây ra tình trạng khô hoặc vàng lá, trái non, hoa.
  • Vi khuẩn Pseudomonas solanacearum: Bệnh héo xanh, lá trái, đốm lá, xám trái, thán thư thân.
  • Bệnh héo cây Fusarium, bệnh thối thân Phytophthora.
  • Virus gây bệnh xoắn lá khiến cây còi cọc, chậm phát triển làm lá biến dạng xoăn, nhợt nhạt, màu vàng.

Sử dụng đá perlite Namix trong trồng thủy canh

perlite namix 20 lít

Đá perlite Namix có các đặc điểm phù hợp để trồng thủy canh như:

  • 100% Tự nhiên
  • Sản phẩm khô
  • Khối lượng siêu nhẹ
  • Không độc hại
  • Dùng được lâu dài
  • Không thể ăn được
  • Cách được điện
  • Hầu như có độ pH trung tính

Từ những đặc điểm kể trên, đá Perlite Namix đã được các nhà vườn ứng dụng trong thủy canh như:

  • Nhân giống cây con và giâm hom
  • Trộn vào đất giúp điều hòa đất, tạo độ thông thoáng, chống nén chặt
  • Dùng trồng cây trên tầng thượng vì trọng lượng nhẹ

Cảm ơn bạn đã theo dõi cùng daperlite.com trong suốt bài viết. Hi vọng với bài viết bạn đã có thêm kiến thức về trồng cà chua thủy canh nhé!

Liên hệ hệ nhà cung cấp đá perlite uy tin toàn quốc.

Khách mua lẻ, tư vấn kỹ thuật:  Nhắn tin Fanpage Namix

Đại lý, nhà phân phối: 0902612348 hoặc Nhắn tin Zalo

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *