Đá Perlite trân châu là một trong những vật liệu được sử dụng để làm giá thể thủy canh. Khác với các vật liệu dùng trong giá thể thủy canh như xơ dừa, đá bọt, bông khoáng, trấu, mùn cưa…thì đá Trân châu có thể tái sử dụng được. Chính vì vậy tiết kiệm được chi phí đầu tư giá thể trồng. Vậy cách tái sử dụng Perlite như thế nào? Mời các bạn theo dõi bài viết của chúng tôi nhé!
Xem thêm:
Giá thể trồng dâu tây thủy canh – đá Perlite Trân châu
Đá Vermiculite – giá thể trồng cây cao cấp
Cách trồng địa lan Santo nở đúng dịp Tết với đá Trân châu
Đá Perlite Trân châu là gì và ưu điểm của nó
Đá Perlite hay còn gọi là đá Trân châu, là một loại núi đá lửa tự nhiên. Quặng đá Perlite được nghiền nát và nung nóng ngay lập tức ở nhiệt độ 1.472-1.562 độ F. Lúc này thể tích của đá Perlite có thể trưởng nở lên gấp 15 lần thể tích ban đầu của nó.
Việc làm nóng quá nhanh làm cho các hạt nước có trong đá bốc hơi, tạo ra các lỗ rỗng trong đá Perlite. Từ đó cũng làm cho đá Perlite trương nở có cấu trúc thể hang. Nhờ có cấu trúc này mà các hạt Perlite có khả năng hấp thụ dinh dưỡng và giữ nước. Đồng thời chúng cũng tạo nên sự thông thoáng cho giá thể trồng.
Một ưu điểm nữa của đá Perlite là chúng vô trùng, không chưa mầm bệnh gây hại cho cây trồng. Bên cạnh đó, với độ pH trung tính (6 – 7), đá Trân châu là vật liệu rất thích hợp dùng cho thủy canh và phối trộn cùng với các vật liệu khác.
Cách tái sử dụng đá Perlite Trân châu
Đá Perlite trơ về mặt hóa học. Chúng khó bị phân hủy trong môi trường tự nhiên. Đặc biệt, đá Trân châu dùng trong giá thể thủy canh còn có khả năng tái sử dụng qua nhiều năm. Từ đó, bạn sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí cho giá thể trồng.
Có nhiều cách để tái sử dụng đá Perlite như: sử dụng nhiệt, chất tẩy, hấp tiệt trùng bão hòa hơi nước…
Có 2 bước cơ bản để tái sử dụng đá Trân châu:
Bước 1: Loại bỏ rễ cây, rác có trong đá Trân châu
Bước 2: Tiến hành khử trùng, làm sạch giá thể.
Để loại bỏ rễ cây ra khỏi Perlite, khi nhổ cây bạn nhẹ nhàng lắc rễ để các hạt Perlite rớt xuống. Nếu rễ cây còn sót lại quá nhiều trong Perlite thì bạn sử dụng một cái sàng (kích thước lỗ sàng lớn hơn size hạt Perlite bạn đang sử dụng) để sàng lọc Perlite. Các hạt Perlite sẽ lọt xuống dưới sàng và rễ cây sẽ còn dính lại trên mặt sàng. Nếu rễ vẫn còn trong Perlite thì cũng không sao bạn nhé.
Bước tiếp theo bạn pha nước Javel vào bồn chứa với tỉ lệ 50 ml cho 1 lít nước (nồng độ dùng để tẩy rửa các dụng cụ trong gia đình). Bạn cho Perlite vào bồn khuấy đều, ngâm trong 10 – 15 phút. Sau đó rửa lại với nước sạch và để khô.
Nước Javen có tác dụng làm sạch và khử trùng rất tốt. Nó sẽ giúp giá thể của bạn sạch mầm bệnh và bạn hoàn toàn yên tâm khi sử dụng lại giá thể để trồng cây.
Trên đây là cách tái sử dụng đá Perlite trong giá thể thủy canh. Hi vọng với bài viết này sẽ giúp các bạn tiết kiệm được chi phí đầu tư giá thể và sử dụng đá Trân châu hiệu quả hơn. Bạn cần tư vấn, hỗ trợ kĩ thuật hãy liên hệ ngay với chúng tôi:
Công ty Nông nghiệp Công nghệ cao NAMIX
Địa chỉ: Số 2A3, đường số 3, Đại Học Nông Lâm Tp.HCM, Thủ Đức, Tp.HCM
Website: namix.vn | Email: [email protected]
Điện Thoại: 0287 1023489 | Hotline: 0904 003 679